Đề án bảo vệ môi truờng đơn giản

1. Đề án bảo vệ môi truờng đơn giản bao gồm những nội dung chính sau đây:

a) Mở đầu.

b) Mô tả cơ sở đang hoạt động: Tên cơ sở đang hoạt động; chủ cơ sở, địa chỉ liên hệ; vị trí địa lý (ranh giới, tọa độ); quy mô; công nghệ sản xuất/vận hành; máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu sử dụng; sản phẩm đầu ra và các nội dung khác có liên quan đến môi trường.

c) Đánh giá về việc thực hiện công tác bảo vệ môi truờng của cơ sở từ khi chuẩn bị xây dựng cho đến thời điểm đang hoạt động hiện tại; lý do không lập bản ĐKĐTCMT, bản CKBVMT, Đề án bảo vệ môi truờng trước đây, mức độ đã bị xử phạt vi phạm hành chính và xử phạt khác (nếu có, kèm theo bản sao không cần công chứng); những tồn tại, khó khăn (nếu có).

d) Các loại chất thải đã, đang và sẽ phát sinh kèm theo biện pháp xử lý (công trình và phi công trình);

đ) Kế hoạch quản lý môi trường hằng năm của cơ sở (không bao gồm nội dung quan trắc môi trường);

e) Kết luận, kiến nghị và cam kết.

2. Cấu trúc và yêu cầu nội dung cụ thể của Đề án bảo vệ môi truờng đơn giản được quy định tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư này. de an bao ve moi truong don gian

Đề án bảo vệ môi truờng chi tiết

1. Đề án BVMT chi tiết bao gồm những nội dung chính sau đây:
a) Mở đầu
b) Mô tả cơ sở đang hoạt động: Tên cơ sở đang hoạt động; chủ cơ sở, địa chỉ liên hệ; vị trí địa lý (ranh giới, tọa độ); quy mô; công nghệ sản xuất/vận hành; máy móc, thiết bị; thống kê nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu sử dụng; sản phẩm đầu ra và các nội dung cần thiết khác có liên quan đến môi trường;
c) Đánh giá về việc thực hiện công tác bảo vệ môi truờng của cơ sở từ khi chuẩn bị xây dựng cho đến thời điểm đang hoạt động hiện tại; lý do không lập báo cáo ĐTM, không lập Đề án bảo vệ môi truờng trước đây; hình thức, mức độ đã bị xử phạt vi phạm hành chính và xử phạt khác (nếu có, kèm theo bản sao không cần công chứng); những tồn tại, khó khăn (nếu có);
d) Thống kê các loại chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất; báo cáo và đánh giá các biện pháp phòng ngừa, xử lý chất thải (biện pháp công trình và biện pháp phi công trình) đã và đang áp dụng;
đ) Các thành phần môi trường, đối tượng kinh tế – xã hội đã, đang và sẽ bị tác động bởi cơ sở đang hoạt động;
e) Kế hoạch quản lý môi trường hằng năm (bao gồm các nội dung về quản lý, quan trắc môi trường; chế độ tự kiểm tra và báo cáo) của cơ sở;
f) Kết luận, kiến nghị và cam kết.
2. Cấu trúc và yêu cầu nội dung cụ thể của Đề án bảo vệ môi truờng chi tiết được quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này.
Điều 5. Lấy ý kiến đối với hoạt động của cơ sở
1. Chủ cơ sở có trách nhiệm gửi văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 đến UBND cấp xã nơi cơ sở đang hoạt động để xin ý kiến.
2. Trong thời hạn không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản của Chủ cơ sở, UBND cấp xã có trách nhiệm trả lời chủ cơ sở bằng văn bản, quá thời hạn này mà không có ý kiến trả lời thì được hiểu là hoạt động sản xuất cũng như tác động của cơ sở đối với môi trường, xã hội là bình thường.
Điều 6. Hồ sơ đề nghị thẩm định và phê duyệt Đề án bảo vệ môi truờng chi tiết
1. Chủ cơ sở gửi hồ sơ đề nghị thẩm định và phê duyệt Đề án bảo vệ môi truờng chi tiết đến cơ quan có thẩm quyền tương ứng quy định tại Khoản 1 Điều 7 của Thông tư này.
2. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị của Chủ cơ sở theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này;
b) Bảy (07) bản Đề án bảo vệ môi truờng chi tiết được đóng thành quyển có gáy cứng, có trang bìa và trang phụ bìa theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này và một (01) bản được ghi trên đĩa CD; trong trường hợp cơ quan thẩm định có văn bản yêu cầu gửi thêm số lượng bản đề án, Chủ cơ sở có trách nhiệm đáp ứng theo yêu cầu.

de an bao ve moi truong chi tiet

Đề án bảo vệ môi trường

Đề án bảo vệ môi truờng là các doanh nghiệp sản xuất, khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, bệnh viện, khách sạn, các nhà máy, nhà xưởng,… đã đi vào hoạt động mà không có quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hoặc Giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường.

Mô tả công việc:

– Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng hoạt động của Công ty.

– Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng môi trường tự nhiên xung quanh khu vực đề án bảo vệ môi truờng.

– Khảo sát điều kiện tự nhiên, điều kiện KT-XH liên quan đến hoạt động của Công ty

– Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của đề án bảo vệ môi truờng.

– Thu mẫu nước thải, mẫu không khí tại nguồn thải và khí xung quanh khuôn viên dự án, sau đó phân tích tại phòng thí nghiệm.

– Đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm đến các yếu tố tài nguyên và môi trường.

– Liệt kê và đánh giá các giải pháp tổng thể, các hạng mục công trình bảo vệ môi trường được thực hiện.

– Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố môi trường cho các hạng mục còn tồn tại.

– Đề xuất phương án xử lý nước thảikhí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.

– Xây dựng chương trình giám sát môi trường.

de an bao ve moi truong