Bảo vệ môi trường trong vận tải

Dự thảo thông tư quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông vận tải đường thủy nội địa đang được Bộ Giao thông vận tải công bố lấy ý kiến nhân dân.

Với dự thảo này, Bộ quy định: Nếu phương tiện có nhu cầu làm vệ sinh, cọ rửa,… thì nước thải phải được chứa lại trong các hầm, két chứa nước thải của phương tiện. Còn các chất thải rắn, chất ô nhiễm trên phương tiện phải được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi xử lý nước thải hoặc ủy thác cho cơ quan có chức năng chuyên môn về môi trường tiếp nhận và xử lý.

Khi hoạt động trên đường thủy nội địa, phương tiện không được đổ các chất thải hoặc nước lẫn dầu ra đường thủy nội địa. Trường hợp xảy ra tai nạn, sự cố tràn dầu hoặc các chất độc hại trên đường thủy nội địa do phương tiện gây ra, thuyền trưởng hoặc chủ tàu gây ra sự cố phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền tại cảng, bến và có các biện pháp phù hợp, kịp thời để ngăn chặn sự lan truyền, phát tán của dầu hay các chất độc hại.

bao ve moi truong van tai

Đối với cảng, bến, cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa, phục hồi phương tiện, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu phải có trang thiết bị phù hợp quy mô hoạt động và nhu cầu phòng ngừa ô nhiễm của đơn vị như: các trang thiết bị chứa dầu cặn, các phế thải từ dầu,xử lý nước thải, rác thải, chất thải nguy hại, cũng như phải có thiết bị thu gom, vận chuyển, xử lý các chất thải từ phương tiện thủy…

Bên cạnh đó, Bộ yêu cầu các cảng, bến thủy nội địa có trách nhiệm tổ chức thu gom các chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của cảng, bến và chất thải từ các phương tiện khi phương tiện neo đậu tại cảng, không để chất thải, chất gây ô nhiễm rơi xuống nước… Đối với các cảng, bến thủy kinh doanh các sản phẩm dầu và các hóa chất độc hại, nguy hiểm phải xây dựng phương án phòng chống và ứng cứu sự cố, cũng như phải đầu tư trang thiết bị phục vụ hoạt động này…

Môi trường các khu công nghiệp ngày càng ô nhiễm

Hiện tượng tồn tại như một nghịch lý đó vừa được đại tá Lương Minh Thảo, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường nêu ra tại Hội thảo phòng ngừa, xử lý vi phạm pháp luật về môi trường liên quan đến nước thải ở các khu công nghiệp (KCN) diễn ra ngày 30.7 tại TP.HCM.

Theo ông Thảo, vi phạm về môi trường mà chủ đầu tư các KCN, doanh nghiệp thường mắc phải là thiết kế cống ngầm xả thải trực tiếp ra môi trường.

Doanh nghiệp lợi dụng sự lên xuống của thủy triều để xả thải ra bên ngoài. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp có hệ thống xả thải nhưng ít khi sử dụng mà xả thải trực tiếp ra bên ngoài để tiết kiệm chi phí. Nhân viên xử lý chất thải bớt xén hóa chất xử lý để trục lợi.
o nhiem moi truong

Đại diện Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Công an tỉnh Đồng Nai cho hay thời gian qua đã bắt quả tang doanh nghiệp bơm nước thải vào hệ thống nước mưa, đường ống nước phòng chống cháy rồi lén lút xả ra ngoài.

Hầu hết ý kiến tại hội thảo đều gặp nhau ở kết luận, vi phạm về môi trường tại KCN tăng cao là do cả nước và các tỉnh chưa có quy hoạch tổng thể, đồng bộ và bền vững các KCN.

Ngoài ra, sự phát triển của các KCN mới chỉ chạy theo lợi nhuận và số lượng mà chưa đi sâu vào chất lượng, đặc biệt là chất lượng môi trường. Các chủ đầu tư xây dựng KCN và doanh nghiệp chưa có ý thức bảo vệ môi trường mà tìm mọi cách giảm chi phí xây dựng và hệ thống xử lý nước thải.

Trong năm 2011, thanh tra Tổng cục Môi trường đã phát hiện vi phạm môi trường ở 30 KCN trong tổng số 51 KCN được kiểm tra. Trong đó, một số vụ vi phạm điển hình như vụ Công ty Sonadezi Long Thành (KCN Long Thành, Đồng Nai), Công ty TNHH Longtech Precision Việt Nam (KCN Quế Võ, Bắc Ninh), Công ty đầu tư và phát triển hạ tầng KCN Phú Thọ (Phú Thọ)…

Giới thiệu luật môi trường tới doanh nghiệp Hàn Quốc

Trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng với quốc tế, Việt Nam luôn là thị trường tiềm năng thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư xây dựng sản xuất. Tuy nhiên mỗi doanh nghiệp ra đời đồng nghĩa với việc môi trường lại gánh thêm nhiều áp lực về tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên hầu hết các lĩnh vực kinh tế – xã hội. 

Vừa qua, tại Hà Nội, hơn 80 doanh nghiệp sản xuất của Hàn Quốc tại Việt Nam đã tham dự hội thảo: “Giới thiệu luật môi trường cho các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư sản xuất tại Việt Nam” do cơ quan Môi Trường Hàn Quốc (KeCo) phối hợp với phòng Công nghiệp và Thương mại Hàn Quốc tại Việt Nam (KCCI) tổ chức.

luat moi truong

Tại hội thảo các đại biểu có mặt đã thảo luận một số vấn đề quan trọng liên quan đến những thủ tục đánh giá tác động môi trường và các thể chế luật môi trường của Việt Nam.

Thông qua hội thảo, các doanh nghiệp Hàn Quốc có cơ hội tìm hiểu cặn kẽ thêm về các quy định, chính sách về luật môi trường Việt Nam. Trong đó có quy định đánh giá tác động môi trường (ĐTM) các quy định về cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường.

Đồng thời hướng dẫn các doanh nghiệp những bước cơ bản hoàn thành các thủ tục pháp lý trong việc lập hồ sơ sả nước thải vào nguồn nước tiếp nhận, đăng ký giấy phép khai thác nước dưới đất, đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại và hồ sơ vệ sinh an toàn lao động..

Điều này đã góp phần vào việc hỗ trợ các doanh nghiệp Hàn Quốc hiểu rõ hơn về quy định, chính sách, xử lý vi phạm trong luật môi trường Việt Nam giúp các doanh nghiệp đề cao trách nhiệm bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh doanh sản xuất.

Đây là hội thảo được đánh giá cao về những nổ lực của hai cơ quan Hàn Quốc, là hành động tích cực cần được triển khai, mở rộng thường xuyên phạm vi cả nước trong thời gian tới.

Phá hoại môi trường của Mafia Ý

Theo một báo cáo được tiết lộ gần đây, Trong năm qua các băng đảng tội phạm Mafia Ý đã kiếm được siêu lợi nhuận từ việc phá hủy môi trường.

Chỉ trong một năm, các tổ chức Mafia đã thu về hơn 13 tỷ bảng Anh tương đương (khoảng 20,15 tỷ USD) bằng việc đổ các chất thải độc hại để phát triển ven biển bất hợp pháp và buôn bán các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Tăng 10% so với năm trước.

o nhiem moi truong
Legambiente, tổ chức môi trường đầu tiên tại Ýcho hay; Gần 34.000 vụ phá hoại môi trường đã bị phát hiện. Các hành vi phạm tội chống lại môi trường bao gồm cố ý phá hủy rừng để mở đường cho phát triển.

Cảnh sát Ý đã bắt hơn 300 người – hơn gần 50% so với năm trước đó – và tịch thu gần 9.000 bất động sản, nhưng những nỗ lực của họ không ngăn chặn được cuộc tấn công vào môi trường, Vittorio Cogliati Dezza, chủ tịch Legambiente nói.

Sự đồng lõa của các nhà chức trách địa phương là chìa khóa thành công của các ông trùm mafia và cũng là nguyên nhân nước Ý ngày càng bị hủy hoại.`

 

Công ty xe điện gây ô nhiễm môi trường

Theo phản ánh của người dân ở ngõ 79 phố Thụy Khuê (tổ 16 phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ), cứ trời mưa là Công ty Xe điện Hà Nội (69 phố Thụy Khuê) lại lợi dụng xả dầu thải xuống mương thoát nước, gây ô nhiễm môi trường khu vực. Sự việc có đúng như vậy?

Bà Ngô Thị Quyết, tổ phó tổ dân phố 16 cho biết: Mương thoát nước Thụy Khuê là mương lộ thiên, có từ lâu và do nhiều nguyên nhân, đã bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đặc biệt, đoạn qua ngõ 79 phố Thụy Khuê bị thu hẹp chỉ còn chừng hơn 1m lại uốn lượn ngoằn ngoèo, đầy rác đọng, nước mương mang màu đen đặc trưng của nước thải… Tuy nhiên thời gian gần đây, mỗi khi trời mưa là trên mặt nước xuất hiện lớp váng dầu lúc đen kịt, lúc lại trắng đục với đầy bọt bong bóng, xộc lên mùi dầu hắc đến chảy cả nước mắt nước mũi…

Lòng mương lộ thiên gây ô nhiễm môi trường.

Dẫn chúng tôi đi thị sát con mương lộ thiên này, bà Quyết bức xúc kể: Trận mưa to tháng 6 vừa qua, nước tràn ngập hết nhà cửa, khi nước rút, váng dầu bám chặt vào vật dụng, đồ đạc, cọ rửa mãi không sạch. Chúng tôi kiến nghị nhiều lần với Công ty Xe điện Hà Nội và cả chính quyền địa phương nhưng chẳng thấy ai giải quyết…

Làm việc với lãnh đạo Công ty Xe điện Hà Nội, chúng tôi được ông Trần Văn Đông, Phó Giám đốc Công ty khẳng định hoàn toàn không có việc này, bởi số lượng dầu mới và dầu thải đưa vào quá trình sản xuất vận hành phương tiện tại công ty đều được đong đếm theo định lượng. Dầu thải còn được thu hồi để bán cho đơn vị khác nên không có chuyện đổ đi. Hơn nữa, công ty còn có một hệ thống xử lý nước thải do EU tài trợ với hệ thống bể lọc liên hoàn bảo đảm nước thải đưa vào cống chung không gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, do trụ sở Công ty Xe điện Hà Nội còn bao gồm cả điểm dừng đỗ phương tiện và gara nên ông Đông nhận định: Quá trình sửa chữa và vận hành phương tiện sẽ có một lượng dầu nhất định vương vãi trên bề mặt nhà xưởng, sân bãi, khi gặp mưa sẽ bị rửa trôi xuống mương nên bà con nhìn thấy váng dầu loang thì cho rằng công ty xả dầu thải. Công ty đã quán triệt cán bộ phụ trách gara hạn chế tối đa dầu máy rơi rớt nhưng cũng không thể bảo đảm tuyệt đối…

moi truong o nhiem moi truong

Để tìm câu trả lời khách quan, chúng tôi đã đến UBND phường Thụy Khuê xác minh và được ông Vũ Bá Đông, Phó Chủ tịch UBND phường cho biết: Trước khi người dân kiến nghị việc Công ty Xe điện Hà Nội gây ô nhiễm môi trường thì chính quyền địa phương đã thường xuyên phối hợp với quận Tây Hồ và các cơ quan chức năng kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại công ty, kết quả các tiêu chuẩn kiểm tra đều bảo đảm. Còn việc khi trời mưa mới xuất hiện váng dầu dưới mương, giải thích của phía công ty là hợp lý.

Như vậy là việc ô nhiễm môi trường tại mương Thụy Khuê đã diễn ra từ lâu, việc chưa bảo đảm các yêu cầu vệ sinh công nghiệp trong quá trình tập kết, sửa chữa phương tiện của Công ty Xe điện Hà Nội, dẫn đến dầu thải chảy xuống mương chỉ là “giọt nước làm tràn ly”. Trong lúc chờ dự án cống hóa mương lộ thiên này hoàn thành, qua đó giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm của mương Thụy Khuê, Công ty Xe điện Hà Nội cần quan tâm tới những phản ánh của người dân để giảm thiểu những tác động xấu do hoạt động của đơn vị gây ra.

Phóng sự, ảnh tuổi trẻ bảo vệ môi trường

T.Ư Đoàn tổ chức cuộc thi phóng sự truyền hình, ảnh với chủ đề Tuổi trẻ chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ dòng sông quê hương, góp phần xây dựng nông thôn mới với nhiều giải thưởng giá trị và bằng khen của T.Ư Đoàn.

Với phóng sự truyền hình, mỗi tác phẩm có thời lượng không quá 15 phút, mỗi tác giả gửi tối đa 3 tác phẩm giới thiệu những tấm gương cá nhân, tập thể, mô hình, ý tưởng, cách làm sáng tạo, hiệu quả của thanh niên trong việc bảo vệ môi trường, dòng sông quê hương; vai trò của thanh niên trong bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Với tác phẩm ảnh dự thi có thể là ảnh màu hoặc đen trắng chụp từ năm 2010 – 2012, có nội dung phù hợp chủ đề cuộc thi. Mỗi tác giả được gửi không quá 10 tác phẩm, kích thước 20cm x 30cm kèm chú thích sự kiện, địa điểm và thời gian chụp ảnh.

Hạn chót nhận tác phẩm ngày 30- 7 đối với tác phẩm ảnh, ngày 15- 8 với phóng sự truyền hình tại Ban Thanh niên Nông thôn T.Ư Đoàn, số 62 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

moi truong, tuoi tre bao ve moi truong

Bảo vệ môi trường khu vực sông Cầu

Những năm gần đây, Bắc Ninh là một trong những địa phương tích cực triển khai các hoạt động nằm trong Đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu. Qua đó, góp phần hạn chế tình trạng ô nhiễm trên địa bàn tỉnh và giảm ảnh hưởng của nước thải sản xuất, sinh hoạt đến chất lượng nước lưu vực sông Cầu.

Kênh dẫn nước thải tại làng nghề giấy Phong Khê xả ra sông Ngũ Huyện Khê gây ô nhiễm môi trường sông Cầu.

Tuy nhiên, đề án có liên quan đến nhiều địa phương nên Ủy ban bảo vệ sông Cầu cần xây dựng được những cơ chế hỗ trợ các chương trình bảo vệ môi trường tại các tỉnh.

Sông Cầu chảy qua địa phận Bắc Ninh có chiều dài 69 km, qua địa bàn huyện Yên Phong, thành phố Bắc Ninh và huyện Quế Võ và chịu ảnh hưởng ô nhiễm chính từ làng nghề nấu rượu Đại Lâm (Tam Đa, Yên Phong); sông Ngũ Huyện Khê – nơi tiếp nhận nước thải từ các làng nghề sản xuất sắt thép ở Châu Khê, tái chế nhôm Văn Môn, giấy Phú Lâm, Phong Khê và các hộ dân cư sống hai bên bờ sông…

Từ việc xác định rõ các tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước, ngành chức năng tham mưu với tỉnh tăng cường đầu tư các chương trình, đề án bảo vệ môi trường như: Xây dựng hệ thống xử lý nước thải làng nghề nấu rượu Đại Lâm, làng nghề Phong Khê, nước thải sinh hoạt thành phố, thị xã Từ Sơn; đánh giá hiện trạng môi trường đất; xây dựng điểm trung chuyển rác khu vực nông thôn; đề án chống biến đổi khí hậu trên dịa bàn tỉnh… Tiến hành quan trắc chất lượng nước, đánh giá nguồn thải tại 6 điểm; đồng thời phối hợp với Cục Kiểm soát ô nhiễm (Tổng cục Môi trường) thực hiện khảo sát địa điểm xây dựng trạm quan trắc tự động trên sông Cầu.

moi truong

Gắn với triển khai các chương trình, đề án bảo vệ môi trường, công tác thanh, kiểm tra những cơ sở sản xuất kinh doanh, xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm cũng được ngành chức năng và các địa phương quan tâm triển khai. Công tác xã hội hóa được khuyến khích để huy động mọi nguồn lực phục vụ công tác bảo vệ môi trường lưu vực sông. Thông qua việc hình thành, nhân rộng tổ tự quản bảo vệ môi trường với sự tham gia và phối hợp với các đoàn thể đã huy động được cộng đồng cùng chung tay, góp sức bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, các địa phương tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận và các tầng lớp nhân dân trong việc bảo vệ môi trường nói chung và lưu vực sông Cầu nói riêng.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu vẫn còn những khó khăn, vướng mắc. Trước hết là việc xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với các dự án thuộc Đề án tổng thể sông Cầu còn hạn chế. Tình trạng ô nhiễm môi trường đang có chiều hướng gia tăng cả về mức độ và vi phạm, đặc biệt các làng nghề truyền thống đang ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân cư cũng như môi trường nước sông Cầu.

Mặt khác, nhận thức của các chủ doanh nghiệp về việc áp dụng các công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường còn rất nhiều hạn chế. Một số mô hình sau khi đầu tư xây dựng không được vận hành hoặc vận hành không hiệu quả. Trong khi đó, nhiều địa phương chưa có đủ nguồn ngân sách dành riêng cho việc xử lý môi trường các khu vực ô nhiễm nghiêm trọng. Sự phối kết hợp của các ngành chức năng và hiệu lực quản lý Nhà nước chưa đủ mạnh để buộc các doanh nghiệp phải đầu tư hệ thống xử lý môi trường. Ngoài ra, hệ thống trang thiết bị kỹ thuật để tiến hành kiểm soát chất lượng môi trường của ngành còn thiếu nên phụ thuộc rất nhiều vào các Trung tâm quan trắc và phân tích môi trường của T.Ư…

Để khắc phục tồn tại, tạo môi trường sống trong lành cho các địa phương, Bắc Ninh đề xuất Ủy ban bảo vệ sông Cầu ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ các dự án thuộc Đề án tổng thể sông Cầu. Đặc biệt, là dự án cải thiện môi trường các làng nghề gây ô nhiễm nghiêm trọng. Ngăn chặn từ gốc các công nghệ sản xuất lạc hậu, không đạt tiêu chuẩn môi trường của các dự án mới. Từng bước đưa công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp, giảm dần việc sử dụng và phụ thuộc vào các loại thuốc trừ sâu

Congtymoitruong.vn Chính thức ra mắt

Được thành lập trong bối cảnh môi trường của chúng ta đang ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, các khu công nghiệp, các nhà máy xuất hiện ngày càng nhiều. Chính vì vậy, Công ty cổ phần Tư vấn Đầu Tư Cao Nguyên Xanh ra đời nhằm tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất, hướng đến mục tiêu chung của toàn xã hội là phát triển bền vững.

Mặt khác, xu hướng thương mại điện tử đang ngày càng được các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức quan tâm và đánh giá cao. Chính vì vậy sự phát  triển của Website ngày càng có tính cạnh tranh cao mà chi phí sử dụng lại thấp hơn các loại hình quảng cáo truyền thống khác. Do vậy Công ty cổ phần Tư vấn Đầu Tư Cao Nguyên Xanh còn muốn phát triển thương hiệu thông qua việc phát triển Website “congtymoitruong.vn“, “caonguyenxanhgroup.com

Là một trong những công ty môi trường chắc chuyên môn vững tay nghề, Công Ty CP Cao Nguyên Xanh là điểm đến tin cậy đối với quý khách, lĩnh vực chính của Công ty môi trường chúng tôi:

– Viết báo cáo giám sát

 Báo cáo giám sát định kỳ

– Báo cáo môi trường

– Lập dự án

– Lập dự án đầu tư

Xử lý khí thải

 Xử lý nước thải

logo

Khẩn trương hoàn thành chương trình môi trường quốc gia

Khẩn trương hoàn thành chương trình môi trường quốc gia

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012-2015 còn lại và việc sửa đổi cơ chế quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia bảo đảm đúng quy định.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 2406/QĐ-TTg ban hành Danh mục các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012 – 2015 và phân công cơ quan quản lý, triển khai thực hiện Chương trình.

Theo đó, 16 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012 – 2015 gồm:

1- Việc làm và dạy nghề

2- Giảm nghèo bền vững

3- Nước sạch và bảo vệ môi trường nông thôn

4- Y tế

5- Dân số và Kế hoạch hóa gia đình

6- Vệ sinh an toàn thực phẩm

7- Văn hóa

8- Giáo dục và đào tạo

9- Phòng, chống ma túy

10- Phòng, chống tội phạm

11- Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

12- Ứng phó với biến đổi khí hậu

13- Xây dựng nông thôn mới

14- Phòng, chống HIV/AIDS

15- Đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo; 16- Khắc phục và cải thiện ô nhiễm môi trường.

Vụ Khoa giáo – Văn xã, Văn phòng Chính phủ cho biết, hiện nay mới chỉ có 3 Chương trình mục tiêu quốc gia được ban hành gồm: Nước sạch và bảo vệ môi trường nông thôn, Ứng phó với biến đổi khí hậu và Phòng, chống HIV/AIDS, còn lại chưa được ban hành.

Do đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012-2015 còn lại.

bao cao moi truong

Giám sát môi trườngđừng quên người dân

Một dự án muốn được cấp phép đầu tư xây dựng, điều kiện đầu tiên là phải được thông qua đánh giá tác động môi trường. Trong hồ sơ đánh giá tác động môi trườngcó nhiều nội dung nhưng có một nội dung rất quan trọng là phải được ý kiến chấp thuận của cộng đồng dân cư sống quanh khu vực dự án đầu tư. Đây là một trong những điều kiện thể hiện quyền giám sát hoạt động bảo vệ môi trường của người dân đối với chủ đầu tư (CĐT) trước, trong và sau khi đi vào hoạt động.Read More
Nhưng thay vì các cơ quan chức năng phải tôn trọng, ghi nhận ý kiến người dân, buộc các CĐT phải tuân thủ tuyệt đối yêu cầu lấy ý kiến này thì vẫn còn nhiều dự án “lọt khe”. Để rồi khi đi vào sản xuất, nước thải, khí thải ô nhiễm bao vây khu dân cư. Người dân bức xúc phản ánh lên chính quyền địa phương. Đến lúc đó, mọi việc mới bắt đầu được đưa ra xem xét.
bao cao giam sat

Điều đáng nói là không phải trường hợp nào bị đem ra xem xét đều có thể xử lý được ngay. Đơn cử như trường hợp phường Đông Hưng Thuận, quận 12. Hơn 10 năm nay người dân đi gõ cửa khắp nơi từ chính quyền phường, quận rồi lên tới UBND TPHCM nhưng cho đến nay tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn chưa thể khắc phục. Họa chăng chỉ giảm được đôi chút là nhờ các cơ sở sản xuất giảm công suất sản xuất do bị các phương tiện truyền thông lên tiếng quá nhiều. Đây chỉ là một trong số hàng ngàn khu dân cư khác đang phải vật vã sống chung với ô nhiễm.

Đã bị “bệnh” ô nhiễm thì phải chữa bệnh. Và để có thể chữa được căn bệnh này chỉ có phương thuốc là áp “luật”. Thế nhưng, hiện nay phương thuốc “luật” lại phản ứng không đồng nhất, thậm chí trong một số trường hợp là có tác dụng chống lại nhau nên rất khó chia “liều”. Và cứ như thế nên tình trạng ô nhiễm vẫn tồn tại dai dẳng.

Phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh, quả thật là đúng. Điều này đặc biệt càng đúng hơn với căn bệnh gây ô nhiễm vốn đang lây lan trầm kha trong xã hội nói chung. Tuy nhiên, muốn phòng bệnh tốt, các cơ quan chức năng nhất thiết phải tham chiếu ý kiến của người dân sở tại trước khi cấp phép cho một dự án nào đó được đầu tư.

Gần đây nhất, khi sửa đổi Luật Sử dụng tài nguyên nước có quy định các tổ chức, cá nhân đầu tư dự án có xây dựng công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước hoặc có xả nước thải vào nguồn nước ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đời sống của nhân dân trên địa bàn có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư trên địa bàn bị ảnh hưởng. Đồng thời, công khai thông tin về những nội dung liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước của dự án và những ảnh hưởng có thể gây ra cho cộng đồng trước khi triển khai thực hiện dự án

Quy định này thể hiện rất rõ quyền giám sát, bảo vệ môi trường sống của người dân. Chỉ có điều, trong quá trình thực thi, cơ quan chức năng cũng như các CĐT “đừng quên”. Về phía người dân cần được tuyên truyền để chủ động hiểu rõ hơn quyền của mình. Từ đó xây dựng những phương thuốc phòng bệnh ô nhiễm cho chính khu vực dân cư nơi mình đang sinh sống.